Khoảng thời gian mưa
bão đã đến, năm nào cũng vậy cứ đến thời
gian này là mình thấy xe dắt bộ đầy đường sau mỗi cơn mưa, nên mình xin chia sẻ
một số lưu ý cũng như cách xử lý xe máy khi bị ngập nước để các bạn chăm sóc
chiếc xe máy của mình tốt nhất.
Trường hợp xe máy của bạn không nổ được khi qua những đoạn đường ngập nước, việc đầu tiên ta làm là lau và làm sạch bugi để xe có thể nổ được trở lại. Đây là công việc khá đơn giản, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn tiếp tục đi được quãng đường ngắn để về tới nhà hoặc tới tiệm sửa xe gần nhất. Sau đó bạn nên đem xe bảo dưỡng, kiểm tra và thay dầu máy ngay nếu không muốn tiếp tục lái chiếc xe tậm tịt sau này. Lý do là vì trong xe máy bộ điều chỉnh áp suất (các-te) bao giờ cũng có lỗ cân bằng áp suất và lỗ này phải thường xuyên hút và đẩy không khí ra để áp suất trong và ngoài máy được cân bằng.
Trường hợp xe máy của bạn không nổ được khi qua những đoạn đường ngập nước, việc đầu tiên ta làm là lau và làm sạch bugi để xe có thể nổ được trở lại. Đây là công việc khá đơn giản, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn tiếp tục đi được quãng đường ngắn để về tới nhà hoặc tới tiệm sửa xe gần nhất. Sau đó bạn nên đem xe bảo dưỡng, kiểm tra và thay dầu máy ngay nếu không muốn tiếp tục lái chiếc xe tậm tịt sau này. Lý do là vì trong xe máy bộ điều chỉnh áp suất (các-te) bao giờ cũng có lỗ cân bằng áp suất và lỗ này phải thường xuyên hút và đẩy không khí ra để áp suất trong và ngoài máy được cân bằng.
Trong một số trường hợp khi đi qua đoạn ngập nước sâu mà máy vẫn nổ bình thường
thì điều đó không có nghĩa là xe bạn vẫn "ổn" mà sự thật là chỉ cần
nước ngập qua lỗ cân bằng áp suất là nước sẽ bị hút vào trong buồng máy, thậm
chí, kể cả khi nước ngập các-te, máy vẫn có thể nổ được. Trong trường hợp này dầu
cũng vẫn bị hỏng, biến chất thành màu sữa trong vòng vài ngày, mất chất bôi
trơn dẫn đến kẹt xi lanh, cong tay biên và thế là ... tèo.
*Tay biên bị
cong nếu động cơ “dính” nước.
Ngoài ra sự cố ngập nước cũng làm tăng nguy cơ chập cháy ở các hệ thống điện
trên xe hoặc làm sai lệch các cảm biến thể hiện thông số kỹ thuật an toàn của
xe.Để không phải rơi vào tình huống khó này, trước hết bạn cần phòng và tránh những tình huống như vậy trước khi phải cần đến giải pháp sửa chữa, bảo dưỡng sau khi sự cố đã xảy ra bằng cách xuống xe, tắt máy, dùng vật mềm và kín nhồi vào ống xả cho nước khó vào khoang máy, sau đó dắt qua đoạn đường bị ngập sâu. Ngay sau đó phải dùng hơi cao áp xì khô nước ở các điểm tiếp xúc điện, lỗ thở trên các bộ phận của xe rồi nổ máy cho xe chạy không tải tại chỗ vài phút trước khi lên xe đi tiếp.
*Dùng vật mềm và kín nhồi vào ống xả rồi tắt máy dắt xe qua cho ngập nước là cách làm đúng
Trường hợp xấu hơn là
xe của bạn đã bị ngập nước nặng (nước đã tràn vào các hệ thống của máy) thì
bạn chịu khó dắt xe đến đại lý gần nhất
hoặc nhờ người khác và thực hiện các công đoạn sau:
- Tháo bu-gi lau thật khô, đạp cần khởi động vài cái cho nước, hơi nước trong xi lanh xả ra hết qua lỗ bu-gi rồi lắp bu-gi trở lại. Khóa xăng và xả hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí.
- Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng. Cuối cùng là thay dầu mới để đảm bảo không còn một chút nước nào còn sót lại trong khoang máy.
- Sấy khô và làm sạch các đầu mối trong hệ thống điện. Các tạp chất trong nước ngập thường rất nhiều và thường bám vào các mối tiếp xúc trong hệ thống điện, do vậy nếu không làm sạch sẽ dẫn đến các mối nối bị ăn mòn hoặc ô xy hóa trong quá trình sử dụng.
- Làm khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu khả năng bị chai, mục má phanh, sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch tạp chất dính trên xích, chân phanh và cần khởi động.
Tóm lại, tốt nhất bạn nên tránh những đoạn đường ngập nước, trường hợp bất đắc dĩ phải đi qua thì nên dừng xe, tắt máy nút ống xả... rồi dắt qua hoặc nhờ người dắt qua như đã hướng dẫn ở trên. Bí quá thì đi số thấp, vặn ga đều. Song cuối cùng cũng vẫn phải kiểm tra, bảo dưỡng và thay dầu máy sau đó để đảm bảo an toàn và sự ổn định vận hành của xe.
Với một số kinh nghiệm thực tế như vậy, hi vọng sẽ giúp được nhiều bạn tự tin, thoải mái hơn khi phải xử lý những tình huống như vậy. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích đến bạn bè người thân của mình .
- Tháo bu-gi lau thật khô, đạp cần khởi động vài cái cho nước, hơi nước trong xi lanh xả ra hết qua lỗ bu-gi rồi lắp bu-gi trở lại. Khóa xăng và xả hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí.
- Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng. Cuối cùng là thay dầu mới để đảm bảo không còn một chút nước nào còn sót lại trong khoang máy.
- Sấy khô và làm sạch các đầu mối trong hệ thống điện. Các tạp chất trong nước ngập thường rất nhiều và thường bám vào các mối tiếp xúc trong hệ thống điện, do vậy nếu không làm sạch sẽ dẫn đến các mối nối bị ăn mòn hoặc ô xy hóa trong quá trình sử dụng.
- Làm khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu khả năng bị chai, mục má phanh, sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch tạp chất dính trên xích, chân phanh và cần khởi động.
Tóm lại, tốt nhất bạn nên tránh những đoạn đường ngập nước, trường hợp bất đắc dĩ phải đi qua thì nên dừng xe, tắt máy nút ống xả... rồi dắt qua hoặc nhờ người dắt qua như đã hướng dẫn ở trên. Bí quá thì đi số thấp, vặn ga đều. Song cuối cùng cũng vẫn phải kiểm tra, bảo dưỡng và thay dầu máy sau đó để đảm bảo an toàn và sự ổn định vận hành của xe.
Với một số kinh nghiệm thực tế như vậy, hi vọng sẽ giúp được nhiều bạn tự tin, thoải mái hơn khi phải xử lý những tình huống như vậy. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích đến bạn bè người thân của mình .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét